Kỹ thuật gia công cơ khí

KỸ THUẬT GIA CÔNG CƠ KHÍ- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

TRONG KỸ THUẬT GIA CÔNG CƠ KHÍ ĐÒI HỎI SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC LOẠI SẢN PHẨM PHẢI CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC CAO NHẤT, MANG TÍNH CÔNG NGHỆ NHẤT.

Hiện nay để cho ra đời một sản phẩm ( chi tiết máy, thiết bị khuôn mẫu hoặc các loại sản phẩm khác) đều cần có nhiều nhiều máy móc, kỹ năng, quy trình và công cụ tương ứng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY | MẠ PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY

Kỹ thuật gia công cơ khí hiện nay gồm có 2 phương pháp cơ bản đó là: phương pháp gia công phôi và gia công cắt gọt.

Gia công không phôi: chủ yếu gồm các phương pháp như đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán, ép…sẽ cho ra được những sản phẩm mới được tạo hình sơ bộ, còn thô và độ nhẵn không cao.

Gia công cắt gọt: Đây là một quy trình công nghệ quan trọng trong ngành công nghiệp cơ khí. Qua kỹ thuật gia công này thì sản phẩm đã đạt về hình dáng, kích thước chuẩn theo yêu cầu. Độ nhẵn và độ chính xác khá cao.

CÁC HÌNH THỨC GIA CÔNG CƠ KHÍ THƯỜNG GẶP

Các hình thức chính của kỹ thuật gia công cơ khí

Gia công thô:

Là hình thức cắt gọt tạo ra được phôi có hình dạng cơ bản ban đầu mà sản phẩm yêu cầu

Thông thường, các chi tiết được gia công thô không đòi hỏi phải có độ nhẵn và độ chính xác cao.

Và tuy gọi là gia công thô nhưng sản phẩm cũng phải đạt một độ chính xác và độ nhẵn theo yêu cầu.

Gia công tinh:

Gia công tinh thường là công đoạn sau của gia công thô và có sự yêu cầu cao về độ nhẵn và độ chính xác.

Lượng dư gia công bị lấy đi tương đối mỏng và dụng cụ cắt trong quá trình gia công phải được bảo vệ cẩn thận.

Gia công láng:

Nói về độ chính xác và độ nhẵn của bề mặt sản phẩm thì gia công láng là cao nhất.

Gia công láng là công đoạn sau của gia công tinh, khi cắt gọt chỉ bị lấy một lớp dư gia công rất mỏng

Chỉ gia công láng nếu như chi tiết yêu cầu độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cao hơn nữa.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, chi tiết gia công yêu cầu khắt khe, ta còn có thêm công đoạn gia công siêu tinh.

DỤNG CỤ GIA CÔNG CƠ KHÍ

PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY | MẠ PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY

Dụng cụ gia công cơ khí là những dụng cụ có độ cứng cao hơn chi tiết gia công, được lắp đặt vào máy công cụ (máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan,..) nhằm phục vụ cho ngành gia công cơ khí, nhằm mục đích chế tạo ra các chi tiết cơ khí, phục vụ cho việc lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị.

Dụng cụ gia công cơ khí rất đa dạng, như là: dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan, mũi doa, taro, lưỡi cưa và các loại dao cụ chuyên dụng.

CÁCH XỬ LÝ KHI DAO BỊ MÒN

Trong quá trình gia công, việc cắt gọt sẽ thường xuyên và liên tục, tạo ra sự ma sát, va đập giữa dao và phôi, làm cho dao bị mài mòn theo thời gian.

Vì vậy, dao không còn được sự sắc bén và kích thước không còn chính xác, gây ảnh hưởng đến chất lượng của chi tiết gia công.

Nhằm khắc phục tình trạng này, cần phải mài lại dao.

Tùy chất liệu của dao mà ta sử dụng loại đá mài tương ứng để mài dao. Đá Corunđum dùng mài dao thép gió, đá Cacbit Silic xanh để mài dao làm từ hợp kim cứng.
Có thể sử dụng máy chuyên dụng để mài dao hoặc dùng tay để mài.

Khi mài dao, cần chú ý đến góc cắt , mài sao cho các lưởi dao phải đều  nhau.

Sau khi mài thô, bạn nên tiến hành mài bóng lại những mặt vừa mài, sẽ giúp tăng tuổi thọ của dao.