PHỤC HỒI TRỤC RULO

Trục lô hay còn được gọi rulo là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống băng tải. Rulo băng tải được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu được phân thành 2 loại chính là rulo chủ động và rulo bị động.

PHỤC HỒI TRỤC RULO

Hiện nay, các máy móc và thiết bị hiện đại phát triển theo thời gian để đáp ứng nhu cầu công việc trong các ngành công nghiệp. Các máy móc và thiết bị trong quá trình hoạt động ở môi trường không thuận lợi sẽ có hiện tượng bị oxy hóa trên các chi tiết máy hoặc bi mài mòn trong quá trình vận hành.

TRỤC LÔ LÀ GÌ.

Trục lô (rulo)  là một trong những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống băng tải. Rulo băng tải được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu được phân thành 2 loại chính là rulo chủ động và rulo bị động.

PHỤC HỒI TRỤC LÔ LÀ GÌ?

Phục hồi trục lô là quá trình sửa chữa phục hồi các trục bị trầy xước, mài mòn…trong quá trình hoạt động có ma sát và tác động bên ngoài môi trường.

TẠI SAO NÊN LỤA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI TRỤC LÔ?

Trong quá trình hoạt đông lâu dài các trục lô (Rulo) sẽ bị mài mòn, rỉ sét,  trầy xước…do có ma sát và tác động môi trường bên ngoài dẫn đến không hoạt động được dẫn đen thay mới thiết bị. Nên phương pháp phục hồi chi tiết máy bị mài mòn, trầy xước… của trục về lại hiện trạng ban đầu và hoạt động tốt mà không cần phải thay mới, tiết kiệm được chi phí.

VẬY PHỤC HỒI TRỤC LÔ(RULO) NHƯ THẾ NÀO

1. Kiểm tra kích thước: Sử dụng thước để kiểm tra độ mài mòn.

2. Xạ lớp mạ cũ: Kiểm tra các vết trầy có làm ảnh hưởng đến bên trong phôi hay không.

3. Xử lý bề mặt: Bằng phương pháp gia công cơ học như là hàn đắp, mài bóng,mài vô tâm… để làm bề mặt kim loại được làm nhẵn và bóng.

4. Tẩy sạch dầu mỡ: Dùng dich NaOH hay còn gọi là dung dich kiềm để tẩy sạch dầu mỡ, bụi bẩn còn dính trên kim loại.

5. Rửa sửa sạch: Làm sạch dung dịch khi đã dùng.

6. Tẩy bóng: Sử dụng phương pháp hóa học hoặc điện hóa để loại bỏ những khuyết tật và bụi bẩn còn sót lại sau khi gia công cơ.

7. Hoạt hóa bề mặt: Nhằm làm tăng độ bám dính giữa lớp mạ crom cứng lên bề mặt kim loại.

8. Kiểm tra bề mặt lại một lần nữa: Để xem bề mặt có còn bị khuyết tật ở điểm nào nữa hay không.

9. Tiến hành quy trình mạ crom cứng: Độ dày mỏng của lớp mạ crom cứng phụ thuộc vào chế độ dòng điện mà ta điều chỉnh cũng như thời gian tiến hành quá trình mạ.

10. Sau khi mạ ta rửa sạch lại với nước và sây khô.

11. Kiểm tra bề mặt và kích thước lớp mạ crôm đã đúng yêu cầu chưa.

12. Đánh bóng sản phẩm.

LỢI ÍCH CỦA CRÔM

  • Làm tăng độ cứng cho bề mặt kim loại
  • Làm bề mặt sản phẩm trở nên trơn nhẵn và đồng đều hơn.
  • Làm cải thiện thiện khả năng chống chịu.
  • Tuổi thọ sử dụng lâu hơn.